Du lịch sinh thái - xu hướng du lịch mới
Du lịch sinh thái - xu hướng du lịch mới
Du lịch sinh thái - xu hướng du lịch mới
Xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ 20, phong cách "eco" (tạm dịch là "xu hướng sinh thái") kêu gọi một lối sống hòa hợp với thiên nhiên, có tinh thần trách nhiệm cao với môi trường nhằm bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu phát triển bền vững. Tới cuối thế kỷ 20, phong cách này mới trở nên phổ biến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và lan tỏa khắp thế giới.
Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển đang hỗ trợ, thúc đẩy các chương trình quy hoạch, phát triển, nâng cao năng lực về du lịch sinh thái cho các đối tác và cộng đồng địa phương. Hoạt động du lịch cũng đang được sử dụng như một công cụ nâng cao nhận thức của công chúng thông qua các chương trình trải nghiệm, học tập về thiên nhiên và văn hóa.
Glamping - Trào lưu du lịch xa xỉ mới
Glamping là từ ghép của glamorous (hào nhoáng, sang chảnh) và camping (cắm trại), được hiểu là hình thức cắm trại sang trọng, cao cấp, tiện nghi. Thay vì tổ chức chuyến đi theo kiểu cắm trại truyền thống, đơn sơ (camping), các khu glamping sẽ cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị lều trại với từng chủ đề riêng biệt tạo cảm giác thoải mái, không kém gì những khách sạn hạng sang.
Trên hết, Glamping vẫn giữ được những đặc tính rất cơ bản của cắm trại, đó là gần gũi với thiên nhiên, phong cảnh hoang sơ hay nằm hẳn trong các khu bảo tồn tự nhiên. Việc của bạn chỉ là tận hưởng khoảng thời gian tuyệt vời của mình, thư giãn và cảm nhận sự bình yên, trong lành của thế giới tự nhiên.
Lợi ích khi Glamping
- Tạo nên nhiều trải nghiệm độc đáo bởi những hoạt động gắn liền với thiên nhiên như câu cá, đạp xe, thăm suối, thác, hiking ở trong rừng, đốt lửa trại, săn mây…; qua đó, giúp bạn cảm nhận rõ nét hơn vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của tạo hóa.
- Khi tham gia Glamping bạn sẽ thấy mọi dịch vụ cao cấp, tiện nghi không hề thua kém các khách sạn hay khu nghỉ dưỡng bởi tất cả nhu cầu của bạn đều được đáp ứng.
- Glamping là hình thức tiết kiệm chi phí tối ưu giành cho hội đam mê những nơi hoang sơ, thả mình vào thiên nhiên mà vẫn muốn trải nghiệm chế độ nghỉ dưỡng thoải mái và đầy đủ tiện nghi.
– Lều Glamping: Không gian nghỉ dưỡng dành cho 2-3 người với diện tích nhỏ nhất khoảng 10 mét vuông kết hợp những tiện nghi cao cấp được setup bên trong lều. Những đồ dùng sinh hoạt gia tăng sự thoải mái như giường ngủ, đệm hơi cao cấp, bàn trà, bàn ăn giúp chúng ta luôn có được những trải nghiệm đúng chất nghỉ dưỡng và không thiếu cách tận hưởng không gian.
– Glamping không hoàn toàn dùng lều trại: Mục đích trải nghiệm của Glamping và Camping đều là để đưa khách du lịch gần hơn với thiên nhiên, và đều sử dụng lều với tính cơ động để cắm trại. Tuy nhiên, với mong muốn mang tới sự tiện nghi nhiều hơn trong dịch vụ, Glamping đôi khi không chỉ sử dụng mỗi lều trại. Thay vào đó, nhà gỗ sẽ là một sự thay thế hoàn toàn phù hợp với kiểu nghỉ dưỡng mang đầy tính lãng mạn, độc đáo và “sang chảnh” này. Một khu cắm trại kiên cố hơn sẽ đảm bảo sự an toàn trong trường hợp thời tiết xấu, ảnh hưởng của động vật hoặc các tác nhân từ bên ngoài.
Vì thế, dù có dựng nhà gỗ hay lều cắm trại, việc chúng ta được gần gũi và tận hưởng vẻ đẹp của tạo hóa chính là ý nghĩa của Camping và giá trị cao cấp mà Glamping mang tới.
Du lịch sinh thái - xu hướng du lịch mới
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu vực tự nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và các giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế - xã hội đem lại nguồn lợi cho cộng đồng địa phương.
Hiểu theo một cách đơn giản, du lịch sinh thái là hình thức du lịch đến một địa điểm còn hoang sơ chưa có sự can thiệp bởi con người để trải nghiệm, khám phá và có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn môi trường đồng thời trân trọng sự tự nhiên và không làm thay đổi sự nguyên bản ở đó.
Lợi ích và lý do ngành Du lịch sinh thái ngày càng phát triển
– Ngày nay, việc tiếp cận các điểm du lịch sinh thái vùng sâu vùng xa trở nên dễ dàng hơn nhờ các chuyến bay giá rẻ và cơ sở hạ tầng dễ tiếp cận.
– Nhiều người bị thu hút với hình thức du lịch thử thách, thám hiểm và có tính giáo dục cao như du lịch sinh thái.
– Có nhận thức sâu sắc hơn về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và mong muốn đóng góp cho sự nghiệp này.
– Khách du lịch muốn tạo ra sự khác biệt với thông điệp “thân thiện vói môi trường”.
– Ngành Du lịch sinh thái có thể giúp bảo vệ các địa điểm “nhạy cảm” tránh các tác nhân làm thay đổi đặc tính nguyên bản, hoang sơ của chúng.
– Đặc biệt, việc trải nghiệm du lịch sinh thái nhằm mục đích tạo ra các cơ hội về kinh tế trên nguyên tắc giữ gìn và bảo tồn thiên nhiên, đem lại nguồn lợi cho người dân địa phương.
Tại sao nên trải nghiệm du lịch sinh thái?
Phát triển du lịch sinh thái là một cách giúp đảm bảo sự thịnh vượng của ngành Du lịch Việt Nam nói chung và mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho các địa điểm du lịch sinh thái nói riêng. Du lịch sinh thái mang đến cơ hội hòa mình vào thế giới tự nhiên một cách chân thực và sống động, góp phần tạo nên sự nhạy bén trong việc quản lý các kỳ quan thiên nhiên.
Cảnh quan tự nhiên
Cảnh quan tự nhiên là cảnh quan nguyên thủy tồn tại trước khi nó bị tác động bởi văn hóa con người, được tạo thành từ các thành phần tự nhiên gồm địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật. Đây là các thành phần của môi trường tự nhiên, do đó cảnh quan được coi là một phần của môi trường tự nhiên.
Giá trị cảnh quan đóng vai trò "chuyển hóa" giữa các yếu tố địa lý và quan niệm văn hóa - xã hội về từng khu vực. Thông qua sự cân đối lợi ích của các bên liên quan, giá trị cảnh quan và đánh giá giá trị cảnh quan là nền tảng phục vụ đề xuất, xây dựng và điều chỉnh các chính sách phát triển, quy hoạch lãnh thổ và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Tóm lại, du lịch sinh thái nói riêng và ngành du lịch nói chung là một thế mạnh của Việt Nam với sự đa dạng về thiên nhiên, văn hóa và cảnh quan tự nhiên, đặc biệt ở các vùng miền núi, ven biển và trong các khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản. Do đó, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển đang tích cực thúc đẩy việc sử dụng hoạt động du lịch giúp công chúng cảm nhận được các giá trị của thiên nhiên, văn hóa. Đồng thời, góp phần hỗ trợ các cộng đồng vùng xa, vùng miền núi, ven biển phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập.